Tìm hiểu Việc làm thêm tại Phần Lan
Hầu hết sinh viên du học Phần Lan đều tìm kiếm một công việc bán thời gian trong quá trình học và nhu cầu tuyển nhân lực rất cao tại đây cũng rất cao. Đây là một cách tuyệt vời để hòa nhập vào cộng đồng Phần Lan và mở rộng các mối quan hệ bên ngoài khuôn viên đại học. Làm thêm tại Phần Lan cũng là một cách để trang trải chi phí sinh hoạt của bạn khi đi du học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết về cách tìm việc làm thêm tại Phần Lan và một số thông tin bên lề.
Một số thông tin về làm thêm ở Phần Lan
Với mức tăng 141% sinh viên quốc tế trong những năm qua, không bất ngờ khi các công cụ tìm kiếm luôn bận rộn tìm kiếm việc làm thêm tại Phần Lan. Là một du học sinh, bạn có thể làm việc tối đa 25 giờ một tuần trong học kỳ. Khi không có lớp học hoặc đang trong kỳ nghỉ, bạn có thể làm việc không giới hạn số giờ. Không có mức lương tối thiểu ở Phần Lan, nhưng mức lương thấp nhất thường dao động từ 7 đến 8 euro một giờ. Sinh viên thường kiếm được từ 9 đến 13 euro mỗi giờ tùy thuộc vào lĩnh vực và số giờ làm việc. Ca tối và chủ nhật được trả lương cao hơn và các ngành như kỹ sư phần mềm và công nghệ thông tin trả lương rất cao cho sinh viên.
Có hai mùa cao điểm trong năm khi các nhà tuyển dụng muốn tăng tốc trong việc tuyển dụng nhân viên mới: tháng 12 - ngay trước kỳ nghỉ đông và ngay trước kỳ nghỉ hè. Bạn có nhiều khả năng tìm được việc làm thêm tại Phần Lan hơn vào 2 thời điểm này trong năm, nhưng tốt hơn hết là bạn nên nộp đơn xin việc nhanh nhất có thể để tránh sự cạnh tranh từ các sinh viên khác. Nên ứng tuyển vào nhiều công ty nhất nếu có thể. Trong khi chờ các công ty trả lời, hãy gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng nếu có thể để chứng minh rằng bạn thực sự có động lực cho công việc. Cuộc trò chuyện qua điện thoại sẽ giúp bạn có cơ hội để lại ấn tượng tốt.
Làm việc trong nhà hàng, dọn dẹp, giao đồ ăn, giao báo là những công việc làm thêm phổ biến đối với cả sinh viên Phần Lan và sinh viên quốc tế. Sinh viên chọn việc dọn dẹp vệ sinh như một công việc bán thời gian có xu hướng làm việc tại các địa điểm như khách sạn, nhà hàng, bến phà, trung tâm mua sắm hoặc văn phòng công ty. Nếu bạn chọn làm việc trong một nhà hàng hoặc quán cà phê, bạn có thể rửa bát, bồi bàn hoặc giúp việc nhà bếp. Để thực hiện loại công việc này, bạn sẽ cần một chứng chỉ được gọi là chứng chỉ đảm bảo vệ sinh để chứng minh rằng bạn biết cách xử lý thực phẩm không đóng gói và dễ hư hỏng. Các nhà tuyển dụng thích tuyển sinh viên đã có hộ chứng chỉ đảm bảo vệ sinh, vì vậy, bạn nên thi lấy chứng chỉ trước khi nộp đơn xin việc, nó sẽ là một điểm cộng cực lớn trong CV của bạn.
Phương pháp tìm việc làm thêm tại Phần Lan
Nơi đầu tiên bạn có thể tận dụng để tìm việc làm thêm tại Phần Lan là trường đại học của bạn - họ thường có các dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên quốc tế. Trường cũng có thể giúp bạn tìm một công việc thực tập hoặc một công việc liên quan đến khóa học (đặc biệt là đối với sinh viên học thạc sĩ). Các trường đại học cũng có các chương trình nghiên cứu, dự án, nơi bạn có thể được thuê làm trợ lý nghiên cứu.
Ở ngoài khuôn viên trường, điều quan trọng nhất là phải năng động và tận dụng các mối quan hệ. Các mối quan hệ là một công cụ rất hiệu quả và nhiều người thường tìm được việc làm thông qua sự giới thiệu của bạn bè hoặc người quen. Luôn cập nhật hồ sơ LinkedIn của bạn để cho mọi người biết rằng bạn đang tìm kiếm một công việc. Báo chí địa phương cũng là một nguồn tốt để tìm kiếm việc làm ngoài khuôn viên trường.
Thông báo việc làm thường được đăng trên các trang web tìm việc làm hoặc trên trang web riêng của công ty. Cổng thông tin tìm kiếm việc làm của chính phủ được gọi là dịch vụ TE. Các trang tìm kiếm việc làm nổi tiếng bao gồm Monster, Barona, Adecco và The Hub. Có một số cổng thông tin như Indeed và Duunitori thường được người bản địa sử dụng nhưng trang web dùng chủ yếu tiếng Phần Lan trong tất cả nội dung, vì vậy hãy bật Google dịch để tìm việc làm phù hợp.
Việc làm thêm tại Phần Lan phù hợp với chuyên ngành
Nếu bạn muốn tìm một công việc liên quan đến chuyên ngành của mình, có thể sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Điều quan trọng nhất là bắt đầu tìm kiếm việc ngay từ sớm và chủ động sử dụng các dịch vụ hỗ trợ việc làm tại trường đại học của bạn.
Một số bằng cấp đặc biệt có nhu cầu tuyển chọn cực cao ở Phần Lan. Ví dụ, theo Bộ Công nghệ Phần Lan, sẽ cần hơn 53,000 nhân viên mới trong lĩnh vực thông tin, truyền thông và công nghệ vào năm 2022. Các lập trình viên phần mềm và sinh viên CNTT làm việc trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và tự động hóa có xu hướng nhận được việc làm thêm được trả lương cao ngay cả khi còn đi học. Ngoài ra các ngành du lịch và chăm sóc sức khỏe cũng tuyển các sinh viên làm thêm, tuy vậy, nhân viên cần có tay nghề cao và hiểu biết về nghề. Ở riêng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng, bạn bắt buộc phải có ít nhất kỹ năng tiếng Phần Lan cơ bản (trình độ B1) vì phải giao tiếp với rất nhiều bệnh nhân, do đó, bạn nên bắt đầu học tiếng Phần Lan trước bắt đầu xin việc để giúp ích cho việc làm thêm.
Qua bài viết trên, các bạn sẽ có một số kinh nghiệm trong tìm việc làm thêm tại Phần Lan. Hãy luôn chú ý đến các quy tắc khi làm việc tại đây và nên nhớ phải cân bằng giữa việc học và làm để không ảnh hưởng đến quá trình học nhé! Chúc các bạn có một chuyến du học Phần Lan thành công.
>> Có thể bạn muốn biết:
Du học Thụy Sĩ nên học ngành gì
Du học Thụy Sĩ ngành quản trị khách sạn